Chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính An toàn dữ liệu và bảo mật thông tin luôn là nhu cầu số một của mọi người khi tham gia vào thế giới mạng nhất là đối với những dữ liệu quan trọng trong chiếc máy tính của công ty – Việc bị mất hay bị đánh cắp dữ liệu trên máy tính của công ty luôn tiềm tàng những mối nguy hiểm khó có thể lường đối với người bị hại. Theo nguyên tắc bảo mật, bạn không nên chia sẽ dữ liệu giữa máy tính cá nhân và máy tính của công ty (máy tính dành riêng cho công việc), vì thông thường, máy tính cá nhân luôn có nguy cơ bị nhiễm virus cao hơn rât nhiều lần so với máy tính chỉ dành cho công việc. Nhưng trong một vài hoàn cảnh bắt buộc bạn phải chia sẻ dữ liệu từ máy tính cá nhân thì bạn nên biết một vài cách sau đây để chia sẻ chúng một cách a toàn nhé. Trên thực tế, bạn không bao giờ có thể biết một cách chắc chắn rằng file nào bị nhiễm virus, file nào không bị nhiễm. Bạn chỉ có thể dựa vào một số dấu hiệu và đưa ra phán đoán máy tính của bạn có bị nhiễm virus hay không mà thôi. Các dấu hiệu bất thường báo động sự mất an toàn dữ liệu của bạn 1. Hoạt động chậm chạp và hay gặp lỗi ứng dụng Máy tính hoạt động, truy xuất tập tin, ứng dụng chậm chạp và thường xuyên có lỗi bất thường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này… Tuy nhiên, virus vẫn là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra sự chậm chạp cho máy tính của bạn. Khi máy tính nhiễm virus, đối với các loại virus không có biểu hiện bên ngoài và âm thầm hoạt động, chúng sẽ ngốn một lượng tài nguyên nhất định trên bộ nhớ RAM và làm máy tính của bạn chậm chạp. Để phát hiện chúng, hãy thử vào task manager và kiểm tra xem thành phần nào hoạt động ngầm bất thường và đang “ngốn” RAM trên máy tính. 2. Xuất hiện Popup bất thường. Các trang popup quảng cáo xuất hiện ngay cả khi không bật trình duyệt. Các phần mềm adware tấn công nạn nhân bằng các cửa sổ, trang popup quảng cáo. Đôi khi chúng quảng cáo cho các sản phẩm hợp pháp nhưng đôi khi chúng lại chứa các đường dẫn tới các trang web độc hại, các trang web đó sẽ lây nhiễm thêm nhiều phần mềm độc hại khác cho máy tính của bạn. 3. Màn hình desktop, icon bị thay đổi Màn hình desktop bị thay đổi thành một hình ảnh lạ bất thường hoặc các icon ứng dụng của bạn thì bị vô hiệu hóa hoặc là bị đổi tất thành một dạng file media như file nhạc, file video và đồng thời, chức năng của ứng dụng cũng không thể truy cập được…Đây là một dạng virus khá phổ biến và đôi khi, nếu phát hiện muộn, trình diệt virus của bạn cũng có thể bị chúng “xơi tái”. 4. Bạn đã tải nhầm một công cụ bảo vệ máy tính giả mạo Chương trình bảo mật bạn chưa bao giờ cài đặt trên máy đưa ra những cảnh báo đáng sợ. Tạo ra và phân phối các chương trình chống virus giả mạo là một loại hình kinh doanh sinh lợi cao. Những thủ phạm sử dụng phương thức tấn công từ phần mềm tải về hoặc các kỹ thuật tấn công lén lút khác để cài đặt phần mềm chống virus giả mạo lên trên máy của bạn, tiếp đó phần mềm diệt virus giả mạo sẽ thông báo những cảnh báo đáng sợ về những mối đe doạ hư cấu. Có thể bạn sẽ phải đăng ký và thanh toán một khoản tiền để công cụ này thực hiện “khắc phục” các vấn đề cho bạn. Và tất nhiên quá trình quét malware với phần mềm chống virus giả mạo này sẽ diễn ra rất nhanh vì thực sự nó chẳng làm bất cứ điều gì. 5. Xuất hiện file lạ khi cắm USB vào máy tính Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất đó những file autorun.inf trên USB. Khi bạn kết nối với USB thì chính tay bạn sẽ kích hoạt những con virus phá hoại này. Về cơ bản, những virus này sẽ tạo ra một file với tên gọi autorun.inf. Khi gặp phải những virus loại này, có thể chúng chưa thực sự phát tán ra khắp hệ thống của bạn cho đến khi bạn chạy những file autorun.inf. Bên trong file autorun.inf sẽ có một đường dẫn của virus thực sự. Khi bạn mở 1 phân vùng ổ đĩa từ My Computer mà phân vùng ổ đĩa này chứa file autorun.inf thì đồng nghĩa với việc bạn đã kích hoạt virus bên trong nó. 6. Và cuối cùng là …..chẳng có dấu hiệu gì cả Tất nhiên, điều 6 này không giúp bạn nhận ra bất cứ điều gì. Tuy nhiên, ý nghĩa của dấu hiệu 6 ở đây muốn nhắn gửi tới các bạn là hãy luôn cảnh giác trước internet, trước các phần mềm lạ, hãy biết cách tự trang bị cho hệ thống của mình một bộ phần mềm bảo mật có uy tín dù cho hiện tại mọi thứ dường như hoàn toàn bình thường. Nếu gặp những dấu hiệu trên, bạn nên quét ngay máy tính của mình bằng những chương trình diệt virus uy tính như Avast, Kaspersky, v.v… Lưu ý: sau khi bạn quét virus, không có nghĩa là máy tính của bạn đã “sạch” 100% đâu nhé. Bạn nên nhớ rằng, không hề có phương pháp bảo mật nào giúp bạn an toàn một cách tuyệt đối cả. Như ở trên mình đã nói, bạn tốt nhất không nên chia sẻ dữ liệu từ máy tính cá nhân với máy tính công ty và càng không nên làm điều đó khi máy tính cá nhân của bạn xuất hiện 1 trong những dấu hiệu trên, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn vẫn cần phải chia sẽ chúng vì đó là những file, những chương trình thật sự cần thiết cho công việc của bạn. Vì thế lúc đó bạn cần có phương án mở/chạy những file này trên máy tính công ty trong vòng bảo vệ an toàn. Dùng Sandbox Sandbox là một môi trường dùng để chạy phần mềm và môi trường đó được nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ. Sandbox giúp hạn chế chức năng của một đoạn mã, cấp quyền cho một đoạn mã nào đó chỉ được thực hiện một số chức năng nhất định, từ đó nó không thể thực hiện những can thiệp khác có thể làm nguy hại cho máy tính người dùng. Nếu bạn là một người dùng thông thường, có lẽ bạn cũng không cần quá quan tâm tới chi tiết kỹ thuật của Sandbox. Bởi đơn giản Sandbox là công nghệ được thiết kế để chạy ngầm và bạn không phải thực hiện bất kì thao tác gì để tận hưởng những ưu việt mà nó mang lại. Tuy nhiên, bạn cần biết được những loại ứng dụng nào đang áp dụng Sandbox, loại nào không, để đưa ra những giải pháp hợp lý. Gợi ý một số chương trình có tính năng sandbox: Comodo Internet Security, Avast Antivirus, Sandboxie Dùng Google Doc (chỉ dành cho những file Excel/Word) Dùng Google Docs sẽ giúp chúng ta mở file Excel/Word an toàn hơn chứ không chỉ có tác dụng mở file “docx” với những ai không có bản Microsoft Office “đời cao”. Với một file Excel/Word chưa tải về máy tính, chúng ta vẫn có thể thử tìm cách mở bằng Google Docs. Ví dụ với một file Excel đính kèm trong email, chúng ta có thể lưu vào Google Drive để đọc thay vì tải về. Quan trọng: Bạn nên tận dụng những dịch vụ lưu trữ đám mây (như Google Drive, Icloud, One Drive v.v…) để chia sẻ dữ liệu thay vì dùng USB như trước đây. Trong trường hợp bạn phải dùng USB thì nên mở nó trong Sandbox nhé. Nguồn: LamSaoDeVao.com Tin liên quan